Cách phối tone màu nâu hiệu quả trong thiết kế nội thất

Theo chuyên mục cẩm nang của CJK Concept, bất cứ thời điểm nào bạn cũng dễ dàng bắt gặp màu nâu ở xung quanh mình. Nâu là gam màu của đất, của gỗ của vỏ cây. Hãy cùng CJK Concept tìm hiểu về ý nghĩa của màu nâu và cách phối màu nâu hiệu quả trong thiết kế nội ngoại thất qua bài viết này nhé.

Các loại màu nâu và ý nghĩa của chúng

Ý nghĩa tâm lý của màu tùy thuộc vào các màu được hòa trộn với nhau để tạo ra màu nâu, nó có thể thay đổi ít nhiều. Màu nâu có thể phát sinh từ sự kết hợp của màu đen, màu vàng, màu cam, đỏ, xám, xanh lá cây, xanh dương, hồng và tím, và mỗi màu thêm một biến thể cho ý nghĩa màu nâu.

Màu nâu nhạt thể hiện sự thân thiện, chào đón, trung thực, chân thành và chân thật.
Màu nâu sẫm thể hiện sự mạnh mẽ, nhưng đôi khi cũng buồn và chán nản.
Màu be được coi là thiết thực, đáng tin cậy, bảo thủ và trung thành.

Ý nghĩa của màu nâu  trong cuộc sống

Tông màu nâu là chính là màu của đất, màu chiếm đa số màu sắc của trái đất. Từ thời cổ đại, người Ai Cập và các dân tộc khác sinh sống ở châu Phi coi màu nâu chính là biểu tượng của sự sinh sôi, cuộc sống, lòng nhiệt tình, gia đình mạnh mẽ và sự ổn định. Các nhà tâm lý học hiện đại cũng cho rằng trong căn phòng được trang trí thêm rèm cửa màu nâu góp phần mang lại giấc ngủ nhanh, sự cân bằng và thư giãn.

Ở Hy Lạp cổ đại, màu của nữ thần sinh sản và nông nghiệp đã được trao sứ mệnh cho màu hạt dẻ này. Nữ thần - người anh hùng chịu trách nhiệm cho vòng đời: sinh, tử và hồi sinh. Màu nâu chính là màu sắc thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nuôi dưỡng và che chở cho những sự sống ở đất.

Ý nghĩa màu nâu trong phong thủy

Màu nâu có ý nghĩa quan trọng về mặt phong thủy và được dùng nhiều trong các thiết kế nội ngoại thất. Những gia chủ có mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa thích hợp sử dụng màu nâu, bởi đây là gam màu tượng trưng cho hành Mộc. Tuy nhiên, do Mộc khắc Thổ, nên những gia chủ mang mệnh Thổ cần lưu ý, tránh sử dụng màu sơn này khi sơn ngôi nhà của mình. Đông, Đông Nam và Nam là hướng nhà thích hợp sử dụng gam màu nâu, còn ngôi nhà hướng Tây, Tây Nam thì nên tránh sử dụng màu sơn này. 

Cả nội và ngoại thất của ngôi nhà, bạn đều có thể sử dụng màu nâu, tuy nhiên cần tránh sử dụng chỉ một gam màu duy nhất, sẽ gây cảm giác đơn điệu và nhàm chán. Để có thể hài hòa, gia chủ nên tính đến các phương án phối màu sơn hợp lý. 

Bạn có thể tham khảo một số cách phối màu sơn với gam nâu: Phối màu nâu và da cam; phối màu sơn nâu và vàng; phối màu sơn nâu và màu hồng; hay phối nâu và màu xám…

Màu nâu trong thời trang

Mang âm hưởng văn hóa của nền Phục Hưng, màu nâu đậm sắc hoài cổ. Nếu như trước kia, màu nâu bị gạt bỏ, thậm chí là vắng bóng trên các sàn diễn thời trang hoặc khi có thì cũng bị lấn án bởi các màu trung tính khác nhu trắng, đen hoặc xám. Tuy nhiên, gần đây màu nâu đang dần khôi phục và tạo nên sức ảnh hưởng của nó. 

Màu nâu gỗ và mocha đã được đưa vào dòng thời trang chính thống của các thương hiệu từ lớn tới nhỏ như Urban Outfitters hay Sandy Liang, kể cả các cửa hàng bán đồ nội thất và gốm sứ. Trên TikTok, hàng ngàn bạn trẻ không bỏ lỡ trào lưu màu sắc, họ đã đăng tải các video hình ảnh họ nhuộm nâu toàn bộ tủ quần áo. Đây chính là các dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu cho sự trỗi dậy của sắc nâu - màu sắc của bùn đất.

Đặc biệt trong thời dịch bệnh, người dân phải ở nhà thường xuyên bỏ qua những bộ cánh chói lóa sặc sỡ màu sắc như hồng, tím thì họ lựa chọn những trang phục phù hợp với thực tiễn, tiện dụng hơn. Và trong không gian trong nhà thì những bộ pijama màu nâu nhã nhặn, tối giản là lựa chọn hơn cả. Giống như loại thức ăn bạn ưa thích nhất, trang phục màu nâu sẽ mang lại sự dễ chịu và êm ái cho người mặc. Trang phục màu nâu rất dễ mặc, bạn có thể sử dụng hàng ngày mà không cần phải suy nghĩ, cũng không cần tốn kém cho nó. Màu nâu sẽ bảo vệ và đem lại sự bình yên giúp chúng ta gắng gượng qua cơn bão dịch bệnh.

Cách phối màu nâu trong nội thất

Phòng khách hiện đại nhưng vẫn mang tính mộc mạc, cổ điển

Trong các thiết kế kiến trúc hiện đại, màu nâu thường được phối hợp với các tông màu tươi sáng để bố cục trang trí căn phòng trở nên rộng rãi, hiện đại và nổi bật hơn.

Sàn gỗ màu nâu đậm, kết hợp với hệ thống tủ kệ, bàn ghế có tông màu nâu đậm nhạt khác nhau, chính là một gợi ý hoàn hảo cho màu phòng khách đẹp và ấn tượng hơn. 

Màu nâu mang lại sự mộc mạc cho không gian và tạo cảm giác hòa hợp với thiên nhiên đất trời. Có thể thấy việc kết hợp màu này có chút cổ điển, giản dị nhưng sang trọng như các cung đình Huế thời xưa.

Không gian bếp sang trọng khi phối sơn màu nâu

Màu nâu chưa bao giờ lỗi mốt trong các thiết kế tủ kệ. Giống như màu của gỗ, khi đưa vào không gian khu bếp, một chiếc tủ bếp màu nâu chính là điểm nhấn cho không gian nấu nướng của bạn thêm gần gũi và hiện đại. Với nét mộc mạc và tinh tế của màu nâu đất, không khó khi sử dụng nó để làm nổi bật nội thất trong phòng bếp.

Ngoài ra để có một không gian ấm cúng và chuẩn mực cho căn bếp theo một cách khác, bạn có thể tham khảo sơn trang trí kết hợp màu nâu đất nhạt với các gam màu sáng hoặc tươi mới khác như: trắng, màu vàng, màu cam, màu đỏ, màu xanh lá,….

Màu nâu đất nhạt có điểm mạnh là rất phù hợp với các nội thất bằng gỗ hoặc sàn gỗ. Thêm vào đó, bạn có thể tạo điểm nhấn cho căn bếp bằng cách chọn màu gỗ đậm hay trắng cho những vật dụng nội thất như kệ bếp, góc tủ.

Phòng ngủ hiện đại, trầm tĩnh với gam màu nâu đất

Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi vì vậy luôn hướng đến sự thoải mái, yên tĩnh. Với kinh nghiệm sơn nhà từ các chuyên gia, màu nâu đất ở phòng ngủ sẽ tạo nên vẻ hiện đại nhưng vẫn mộc mạc, đơn giản và yên bình.

Với điểm nhấn màu nâu của sàn nhà, tủ quần áo, bàn trang điểm…giúp tạo cảm giác thư giãn thoải mái trong không gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, sự kết hợp những tông màu trắng tươi sáng và những vật dụng được thiết kế hiện đại, góp phần làm cho phòng ngủ trở nên thật hiện đại và sang trọng, trẻ trung và thu hút.

Cách phối sơ màu nâu cho phòng tắm sự thư giãn

Màu nâu tạo cho người ta cảm giác thư thái, dễ chịu. Đặc biệt khi kết hợp với màu trắng thì lại càng hài hòa hơn. Bạn sẽ được xả stress cực kì tuyệt vời sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

 Hi vọng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên, các bạn có thể may mắm tìm cho mình một lý do để chọn màu nâu chủ đạo cho căn nhà của mình.